(ThanhtraHatinh) - Để tăng cường Pháp chế XHCN nói chung và Luật khiếu nại nói riêng thì các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền không chỉ tập trung hướng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật mà cần phải hướng dẫn công dân khi Khiếu nại phải tuân thủ một cách triệt để các quy định của Luật. Thông thường, thông qua hoạt động quản lý Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại và Thanh tra trách nhiệm để các cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong việc thực hiện Luật Khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc thiếu trách nhiệm thực hiện pháp luật về Lkhieeus nại. Nhưng những hành vi vi phạm Luật Khiếu nại (Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cẩm, trong đó Khoản 5 quy định cẩm: Cố tình khiếu nại sai sự thật), trong thực tế đối với cá, tổ chức, cá nhân (người khiếu nại) thì chưa được áp dụng, xử lý đúng mức. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại kéo dài, gây mất ổn định tình hình chính trị cho nhiều địa phương, đơn vị. Vụ việc bà Đinh Thị Dinh, ở khối 2, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh là một ví dụ minh chứng. Khiếu nại sai sự thật
Theo đơn của bà Đinh Thị Dinh trình bày: Năm 1996 bà Dinh có vay của bà Trần Thị Hoa, trú tại khối 1, thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh 12 triệu đồng; vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hồng Lĩnh 17 triệu đồng. Từ đó đến nay, bà Hoa cũng như Ngân hàng không hề có đơn đề nghị Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh giải quyết vụ việc, nhưng Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã làm giả hồ sơ, lập biên bản hoà giải thành và ban hành Quyết định công nhận sự thoả thuận, buộc bà phải thi hành các khoản nợ trên.
Sau khi nhận được đơn, Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã nhiều lần mời bà Dinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến để đối chất làm rõ vụ việc (5 lần). Trên cơ sở hồ sơ vụ án, ý kiến của các bên tham gia làm việc, Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh trả lời bà Dinh nội dung khiếu nại của bà là không có cơ sở. Tuy nhiên vụ việc không chỉ dừng lại ở đó, bà Dinh tiếp tục có đơn gửi Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xem xét lại nội dung khiếu nại trên của bà. Qua kết quả kiểm tra hồ sơ vụ án, Toà án nhân dân tinh đã có Văn bán số 29/CVTA ngày 14/6/2012 khẳng định: về thủ tục tố tụng: Sau khi nguyên đơn (bà Trần Thị Hoa và Ngân hàng Nông nghiệp thị xã Hồng Lĩnh) có đơn khởi kiện, ông Nguyễn Văn Thất (nguyên Chánh án Toà án nhân dân Hồng Lĩnh) yêu cầu đương sự đến cơ quan Thi hành án thị xã Hồng Lĩnh nộp tiền tạm ứng án phí và cung cấp các chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu khởi kiện của mình, giao một đồng chí thư ký vào sổ Thụ lý sau đó mới phân công thẩm phán Bùi Xuân Cần giải quyết vụ án. Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã tiến hành triệu tập các đương sự đến cơ quan Toà án để giải quyết vụ việc. Thẩm phán Bùi Xuân Cần đã tổ chức cho các bên: bà Dinh, bà Hoa, bà Hiền. Cuối cùng các bên đương sự đã thống nhất được nội dung, hình thức trả nợ (các bên ký biên bản hoà giải) nên Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-DS ngày 10/4/1999 công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc, có sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Hồng Lĩnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và phòng Giám đốc kiểm tra – Toà án nhân dân tỉnh. Căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm giải quyết vụ án (năm 1999) thì Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, giải quyết vụ việc đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Trước đó, Toà án nhân dân tỉnh cũng đã có Văn bản số 14/CV-GĐKT ngày 21/3/2011 trả lời nội dung khiếu nại nêu trên của bà Dinh là không có cơ sở.
Qua kết quả kiểm tra của Toà án nhân dân tỉnh và hồ sơ giải quyết vụ án, ai cũng có thể nhận thấy rằng quá trình giải quyết vụ án của Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh là đảm bảo đúng các quy định của pháp luật tại thời điểm giải quyết; không có việc bà Hoa cũng như Ngân hàng không hề có đơn đề nghị Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh giải quyết vụ việc nhưng Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã làm giả hồ sơ, lập biên bản hoà giải thành và ban hành Quyết định công nhận sự thoả thuận, buộc bà Dinh phải thi hành các khoản nợ trên như đơn của bà Dinh phản ánh. Thế nhưng bà Dinh liên tục đeo bám có đơn gửi Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh và các cấp, các ngành khiếu nại với những nội dung trên. Để xem xét vụ việc đảm bảo tính khách quan, Đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh làm việc với bà Dinh và các ngành chức năng nghe báo cáo lại quá trình giải quyết vụ việc cũng như kiểm tra lại hồ sơ vụ án. Tại buổi làm việc ngày 23/5/2013 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh với bà Dinh và các ngành chức năng không những bà Dinh không phối hợp với các cơ quan chức năng để lắng nghe và xem xét hồ sơ vụ án mà bà Dinh còn bỏ về ngay sau khi đặt vấn đề nội dung buổi làm việc. Để làm rõ nội dung đơn của bà Dinh, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh tiệp tục nghe các ngành và soát lại hồ sơ vụ án. Qua buổi làm việc Ban pháp chế đã có Thông báo số 41/TB-PC về việc thông báo ý kiến việc giải quyết đơn của bà Dinh, tại Thông báo này một lẫn nữa khẳng định nội dung đơn khiếu nại nêu trên của bà Dinh là không có cơ sở.
Cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật:
Vụ việc nêu trên cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về Khiếu nại còn do người dân (gọi chung là người khiếu nại. Điều nghịch lý ở đây chính là trong thực tiễn nếu hành vi vi phạm là của cán bộ, công chức hay của các cơ quan quản lý Nhà nước thì chắc chắn hành vi đó sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của pháp luật nhưng nếu đó là hành vi vi phạm của người khiếu nại thì sẽ được bỏ qua không xử lý. Vụ việc của bà Dinh cũng được xem là một trong những trường hợp đó có nhiều biếu hiện cố tình đeo bám khiếu nại sai sự thật. Rõ ràng trong trường hợp này có dấu hiệu cho thấy hành vi của bà Dinh đã vi phạm Khoản 5 Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đó là: “Cố tình khiếu nại sai sự thật”. Không chỉ ở vụ việc này mà còn ở nhiều vụ việc khác cũng vậy đặc biệt là trong công tác tiếp dân thường xuyên và tiếp dân định kỳ của lãnh đạo các cấp, công dân thường xuyên chửi bới, lăng mạ cán bộ tiếp dân, lãnh đạo các cấp xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cán bộ. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua những hành vi vi phạm đó hầu như chưa được xử lý nghiêm trước pháp luật tạo nên sự bất bình đẳng trong áp dụng pháp luật giữa cán bộ, công chức và người khiếu nại.