Kết luận thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và công tác quản lý kinh phí, đầu tư xây dựng tại sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh
Ngày 14/10/2021, Đồng chí Kiều Ngọc Tuấn - Phó Chánh Thanh tra tỉnh ban hành Kết luận số 32/KL-TT về thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và công tác quản lý kinh phí, đầu tư xây dựng tại sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh. Theo đó đã chỉ ra và yêu cầu sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh khắc phục một số tồn tại hạn chế đồng thời xử lý về kinh tế, cụ thể:
* Tăng cường công tác quản lý trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; công tác quản lý kinh phí và quản lý đầu tư xây dựng. Tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, khuyết điểm Đoàn thanh tra đã nêu, cụ thể: - Tiếp tục tăng cường công tác rà soát văn bản pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung; pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng nói riêng nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện của CBCC, VC, người lao động; - Chú trọng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra hằng năm; thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi không hoàn thành các cuộc thanh tra theo kế hoạch đã duyệt; quan tâm hơn nữa việc lãnh đạo chỉ đạo hoạt động và tổ chức lực lượng Thanh tra sở cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ sở vật chất, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trên tất cả các lĩnh vực của ngành; chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc về quy trình, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; - Công khai minh bạch trong các hoạt động của đơn vị, đặc biệt là công khai dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan xét duyệt quyết toán tài chính; thực hiện nghiêm túc quy chế văn hóa công vụ, kê khai, công khai TSTN; chấn chỉnh việc bố trí công việc cho hợp đồng lao động 68, chấm dứt việc bố trí lao động hợp đồng làm nhiệm vụ chuyên môn tại Văn phòng sở; - Chỉ đạo Văn phòng sở rà soát, bổ sung, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp quy định của Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chú trọng công tác lập dự toán, phân bổ dự toán bám sát Luật Ngân sách, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông; phối hợp với sở Tài chính thực hiện tốt công tác xét duyệt quyết toán và tổng hợp trình Sở Tài chính thẩm định quyết toán; - Thực hiện việc tạo nguồn kinh phí cải cách tiền lương đối với các khoản thu phí, lệ phí và thu khác theo quy định; hằng năm trích tối thiểu 40% vào quỹ cải cách tiền lương từ chênh lệch thu - chi nguồn thu phí và lệ phí phát sinh được để lại tại đơn vị sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước; định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công tác in sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và lưu trữ tài liệu kế toán đảm bảo theo quy định (nhất là hạch toán TSCĐ đối với mua sắm tài sản thực hiện dự án theo Chương trình mục tiêu, mục tiêu Quốc gia), sử dụng hình thức kế toán thống nhất (sổ sách, chứng từ và in đầy đủ sổ kế toán); chấm dứt việc sử dụng nguồn không thường xuyên để chi cho thường xuyên, mẫu phiếu thu không đúng quy định…; - Thực hiện tốt công tác quản lý các nguồn kinh phí, quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo các quy định của Nhà nước; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả các Dự án công nghệ Thông tin và Truyền thông nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành, phục vụ tốt nhiệm vụ thông tin và truyền thông; - Chỉ đạo các bộ phận kế toán, lập dự toán các nhiệm vụ của ngành theo các văn bản quy định, đúng định mức, chế độ và nội dung; thực hiện, công tác quyết toán và lập các báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp; - Tổ chức làm việc với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh về cơ chế tài chính của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông theo quyết định thành lập và phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức hoạt động thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên, được hưởng ưu đãi về hoạt động khoa học công nghệ, cơ chế tài chính thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP (hiện nay là Nghị định số 54/2016/NĐ-CP) nhưng cơ chế tài chính chưa rõ ràng, không được hưởng ưu đãi như đơn vị công lập hoạt động khoa học công nghệ để thống nhất mô hình hoạt động của Trung tâm; - Chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện đúng trình tự kê khai, công khai, niêm yết bản kê khai TSTN; rà soát, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp quy định của Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện đầy đủ quy định về công khai dự toán, thu chi NSNN, lập hồ sơ đề nghị nâng lương đối với viên chức thuộc quyền quản lý theo đúng quy định. * Thu hồi về ngân sách nhà nước tổng số tiền 221.319.851 đồng, cụ thể: Đối với công tác quản lý kinh phí (1) Văn phòng sở: Thu hồi tiền cấp thừa nguồn cải cách tiền lương năm 2019 số tiền 24.872.658 đồng (2) Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm là 26.017.901 đồng, cụ thể như sau: + Năm 2019 là 9.636.363 đồng (4.180.000 đồng+5.456.363 đồng) + Năm 2020 là 16.381.538 đồng (12.166.000 đồng+4.215.538 đồng) Về quản lý đầu tư xây dựng và Dự án Thông tin - Truyền thông (1) Thu thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh của Công ty Cổ phần Công nghệ viễn thông truyền hình, số tiền 162.429.490 đồng (2) Yêu cầu Trung tâm CNTT Truyền thông Hà Tĩnh thu hồi số tiền 7.999.802 đồng từ Công ty Cổ phần 666. Các khoản thu hồi nộp vào NSNN, thực hiện qua Tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, số Tài khoản 3949.0.1049434 tại KBNN tỉnh Hà Tĩnh.
KẾT LUẬN THANH TRA DOWNLOAD TẠI ĐÂY