Vũ Quang là huyện miền núi thuần nông, mặc dù điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp và nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế ... nhưng với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và sự hỗ trợ có hiệu quả của cấp trên, năm 2020 huyện Vũ Quang đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH
1. Ưu điểm
- Công tác lập và giao dự toán thu chi được thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật NSNN, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính; cơ cấu chi và các nhiệm vụ chi cơ bản đảm bảo quy định.
- Công tác khóa sổ kế toán khi kết thúc năm ngân sách, lập báo cáo quyết toán, chỉnh lý quyết toán ngân sách và ghi thu, ghi chi ngân sách cấp huyện thực hiện đúng quy định; số liệu quyết toán khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước. - Việc sử dụng kinh phí nhìn chung tuân thủ các quy định hiện hành, thực hiện theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ đề ra, bám sát dự toán được duyệt.
2. Tồn tại, hạn chế
Thời kỳ thanh tra, việc thực hiện các quy định về quản lý TCNS tại UBND huyện Vũ Quang vẫn còn các tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện, các Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; trách nhiệm trong phạm vi quản lý nhà nước của Trưởng các phòng, ban, bộ phận được giao nhiệm vụ tham mưu và cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, cụ thể:
2.1. Trách nhiệm trong chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, điều hành TCNS cấp huyện Các tồn tại qua kết quả thanh tra trong công tác lập, phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách huyện; quản lý điều hành ngân sách huyện; công khai ngân sách; công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tịch UBND huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch trong việc tham mưu.
2.2. Tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc - Các tồn tại trong công tác lập, giao và bổ sung dự toán qua kết quả thanh tra, trách nhiệm thuộc về các đơn vị dự toán, cán bộ được giao nhiệm vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch trong việc tham mưu giao, bổ sung dự toán đối với nhiệm vụ chi thường xuyên của các đơn vị. - Các tồn tại trong công tác sử dụng kinh phí; kế toán, quyết toán, trách nhiệm thuộc về cán bộ kế toán trong công tác tham mưu sử dụng kinh phí, thực hiện nghiệp vụ kế toán; Thủ trưởng đơn vị trong việc phê duyệt.
2.3. Tại các xã, thị trấn được kiểm tra Chịu trách nhiệm trước các hạn chế nêu trên tại các xã, thị trấn thuộc về Chủ tịch UBND xã, các Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực; trực tiếp chịu trách nhiệm là các cán bộ công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, cụ thể:
- Các hạn chế trong công tác điều hành, lập, giao dự toán qua kết quả thanh tra, trách nhiệm thuộc về kế toán trong việc tham mưu, Chủ tịch UBND xã trong việc quyết định.
- Các hạn chế về công tác sử dụng kinh phí, kế toán, trách nhiệm thuộc về cán bộ kế toán tham mưu sử dụng kinh phí, thực hiện nghiệp vụ kế toán, cán bộ được giao tham mưu thực hiện nhiệm vụ; Chủ tịch UBND xã trong việc phê duyệt.
- Các tồn tại trong vận động các quỹ; nợ Quỹ Phòng chống thiên tai; trách nhiệm thuộc về cán bộ tham mưu thực hiện và các đơn vị thuộc đối tượng nộp quỹ.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang chỉ đạo, đôn đốc thực hiện xử lý qua thanh tra, số tiền 4.472.839.064 đồng (trong đó: thu hồi nộp vào TKTG của Thanh tra tỉnh: 7.325.880 đồng; nộp trả ngân sách tỉnh: 20.218.000 đồng, nộp trả ngân sách huyện: 670.584.439 đồng, bố trí trả lại nguồn CCTL số tiền: 3.754.809.289 đồng; xử lý khác: 19.901.456 đồng) (chi tiết Phụ lục 01 đính kèm).
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Ưu điểm
Công tác quản lý đầu tư xây dựng đã được UBND huyện, UBND các xã quan tâm thực hiện cơ bản đảm bảo quy định. Các dự án trước khi triển khai đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, bổ sung chủ trương đầu tư. Quá trình lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thi công, tư vấn đấu thầu được Chủ đầu tư ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện. Công tác đấu thầu thực hiện theo đúng quy định tại Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014; việc thương thảo, ký kết hợp đồng đảm bảo quy định. Các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cơ bản đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư, phục vụ phát triển KTXH của địa phương.
2. Tồn tại, hạn chế
Thời kỳ thanh tra, việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện vẫn còn các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra trong mục kết quả thanh tra. Trách nhiệm thuộc về việc chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện, các Phó Chủ tịch UBND huyện được giao phụ trách lĩnh vực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã có công trình/dự án được kiểm tra; trách nhiệm trực tiếp thuộc về Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, Trưởng các phòng, ban, bộ phận được giao nhiệm vụ liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước, các đơn vị tư vấn, xây lắp và cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các công trình/dự án được thanh tra.
Từ các kết quả kiểm tra nêu trên, tổng giá trị xử lý qua thanh tra 1.030,493 triệu đồng, trong đó cắt giảm: 947,596 triệu đồng, thu hồi: 82,897 triệu đồng (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).