- Tiếp tục xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính; xây dựng bộ máy cơ quan tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Quán triệt, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch CCHC năm 2022 của tỉnh Hà tĩnh; Kế hoạch CCHC năm 2022 của Thanh tra tỉnh. Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về CCHC theo hướng dẫn của UBND tỉnh.
Thường xuyên tổ chức rà soát, đôn đốc chỉ đạo việc tổ chức, thực hiện các nội dung nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ của cơ quan.
- Tổ chức có hiệu quả các buổi đối thoại với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC. Thực hiện trách nhiệm tiếp công dân định kỷ theo quy định; kịp thời xử lý, chỉ đạo giải quyết nhanh chóng và đúng thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Tiếp nhận, xử lý và trả lời kịp thời phản ánh, kiến nghị, góp ý, yêu cầu của các tổ chức, công dân, đặc biệt là tập trung giải quyết, xử lý các vụ việc tồn đọng.
- Thực hiện thanh tra trách nhiệm gắn với thanh tra công vụ, kiểm tra việc giải quyết TTHC của công dân, tổ chức. Chỉ đạo xử lý, khắc phục kịp thời những vi phạm, sai sót; chỉ rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC, đặc biệt là ý nghĩa, mục tiêu, nội dung Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 của tỉnh, các Đề án của UBND tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, nghị quyết, kết luận của Tỉnh uỷ liên quan đến công tác CCHC.
2. Cải cách thể chế
- Thực hiện nghiêm quy trình, thời hạn ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt việc theo dõi tình hình thi hành văn bản QPPL, đặc biệt là các văn bản QPPL liên quan đến hoạt động ngành, đánh giá thực trạng và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, chú trọng việc xây dựng và tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra kinh tế, xã hội, phòng chống tham nhũng.
- Tự kiểm tra văn bản QPPL theo ngành nhằm kịp thời phát hiện các sai sót để tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý đảm bảo đúng quy định.
- Đối với công tác rà soát văn bản, tập trung rà soát nội dung để đánh giá sự phù hợp, tính khả thi nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản không còn phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm tra xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt tập trung vào việc rà soát các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành với các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành văn bản QPPL lĩnh vực thanh tra trên địa bàn tỉnh nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Gắn thanh tra trách nhiệm để nhắc nhở các đơn vị trong việc tham mưu xây dựng văn bản QPPL và áp dụng văn bản QPPL.
3. Cải cách thủ tục hành chính
- Kịp thời cập nhật các TTHC do Trung ương công bố, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để tham mưu công bố kịp thời theo quy định; công khai minh bạch các TTHC và cập nhật kịp thời lên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
- Thực hiện nghiêm quy định về xin lỗi trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC đối với cá nhân, tổ chức.
- Thường xuyên rà soát, đơn giản tối đa các thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt là các TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết TTHC cho tổ chức và cá nhân, nâng tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm để xảy ra việc cán bộ, công chức có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
4. Cải cách tổ chức bộ máy
- Triển khai thực hiện các giải pháp thực hiện Kế hoạch số 375/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nhất là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
- Duy trì hoạt động tổ chức bộ máy theo Quyết định số 109/QĐ-TT và QĐ 110/QĐ-TT ngày 29/10/2019 chuyển đổi, quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn của Thanh tra tỉnh theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 51/2018/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của UBND tỉnh.
- Phối hợp góp ý quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra các đơn vị theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
- Phối hợp rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền. Góp ý hoàn thiện các quy định của pháp luật để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan.
- Tiếp tục thực hiện quy định phân cấp quản lý giữa cấp trên với cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm, phù hợp với năng lực của cán bộ, công chức và các điều kiện cần thiết khác.
- Thực hiện hiệu quả kế hoạch, quản lý, sử dụng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính. Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh các nội dung về vị trí việc làm; bố trí đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
- Tăng cường thanh tra trách nhiệm, gắn với công vụ và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Cải cách công vụ
- Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức. Tiếp tục chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 29 KL/TU ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 về việc ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Tổ chức sắp xếp, bố trí công chức theo vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đúng quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức. .
- Thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức; các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức; quy định về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tham mưu nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch TTV, cử CBCC dự thi nâng ngạch TTV theo quy định.
- Đổi mới công tác đánh giá CBCC theo hướng ngày càng thực chất, chú trọng sản phẩm, công việc. Rà soát, đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm; thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bổ sung quy hoạch, luân chuyển CBCC tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2022; khuyến khích cán bộ, công chức học tập và tự học tập để không ngừng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; rà soát, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức một cách chủ động, nhanh chóng.
- Duy trì việc phân công phụ trách kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện nhiệm vụ công vụ của CBCC, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện hàng tuần, xử lý nghiêm những CBCC vi phạm kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ.
6. Cải cách tài chính công
- Triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách mới liên quan về thu nhập, tiền lương, phụ cấp; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính theo quy định của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo sử dụng kinh phí tự chủ hiệu quả; thực hiện công khai tài chính đúng quy định; lập báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP theo quy định.
- Thực hiện công khai, minh bạch dự toán ngân sách nhà nước; các thủ tục cấp, quyết toán kinh phí theo đúng quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC và Thông tư số 61/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
7. Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử
7.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
- Xây dựng Kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức thực hiện đạt kết quả trên 90%.
- Quán triệt, phổ biến, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phối hợp triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh, phiên bản 2.0; định hướng phát triển Chính quyền số; lồng ghép xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án thực hiện hàng năm..
- Phối hợp xây dựng hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Phối hợp triển khai ứng dụng hiệu quả nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp tỉnh (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ quốc gia (NGSP) bảo đảm đồng bộ các hệ thống dữ liệu quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử theo hướng Chính phủ số.
- Chú trọng phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành, duy trì hoạt động hiệu quả phần mềm Hệ thống số hóa hồ sơ Thanh tra tỉnh; hình thành cơ sở dữ liệu mở theo định hướng tại Quyết định số 942/QĐ-TTg và quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp một lần khai báo được sử dụng trọn đời, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Phối hợp, duy trì ứng dụng chữ ký số chuyên dùng, điều hành tác nghiệp trực tuyến và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Duy trì Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc Thanh tra tỉnh, theo dõi tiến độ giải quyết công việc của CBCC. Thực hiện các chế độ báo cáo theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP và phần mềm chế độ báo cáo công tác thanh tra.
- Phối hợp tổ chức thực hiện Kế hoạch Số hóa tài liệu tại lưu trữ lịch sử tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Gắn thanh tra với việc kiểm tra, đánh giá và đôn đốc thực hiện công khai, minh bạch thông tin. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hiệu quả Cổng thông tin điện tử, thực hiện minh bạch thông tin trong hoạt động của cơ quan. Phối hợp thực hiện đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trực tuyến triển khai dùng chung để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc.
7.2. Áp dụng ISO trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị
- Thực hiện việc duy trì và cải tiến có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt nam (HTQLCL TCVN) ISO 9001:2015.
- Rà soát cập nhật bổ sung sửa đổi kịp thời quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính khi có sự thay đổi.