Là tên đề tài nghiên cứu khoa học do TS. Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm vừa được Thanh tra Chính phê duyệt đề tài khoa học cấp bộ năm 2022 - 2023.
Là tên đề tài nghiên cứu khoa học do TS. Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm vừa được Thanh tra Chính phê duyệt đề tài khoa học cấp bộ năm 2022 - 2023.
TS. Tạ Thu Thủy cho rằng, rủi ro trong hoạt động thanh tra là những nguy cơ, bất trắc gây ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tác động tiêu cực đến kết quả và mục đích của hoạt động thanh tra. Ảnh: TH
Theo TS. Tạ Thu Thủy, rủi ro trong hoạt động thanh tra là những nguy cơ, bất trắc gây ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tác động tiêu cực đến kết quả và mục đích của hoạt động thanh tra. Rủi ro trong hoạt động thanh tra là hiện tượng có khả năng xảy ra trong toàn bộ quy trình của hoạt động thanh tra.
“Từ khía cạnh thực tiễn, rủi ro xuất phát từ phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành, tổ chức phối hợp hoạt động thanh tra như lựa chọn thành viên chưa đủ năng lực, có nguy cơ xung đột lợi ích, chưa chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch cho từng cuộc thanh tra; chưa xác định rõ thời gian, cách thức, nội dung, biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm, công việc cụ thể, phù hợp với khả năng của thành viên đoàn thanh tra.
Rủi ro xuất phát từ khâu kiểm tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra. Nếu kiểm tra, giám sát chủ yếu chỉ được tiến hành qua theo dõi tiến độ, báo cáo của trưởng đoàn thanh tra, chưa thường xuyên, trực tiếp tại nơi thanh tra thì có thể dẫn tới rủi ro chất lượng hoạt động thanh tra chưa đồng đều, chưa đáp ứng quy định về thời hạn, nhất định là về thời hạn báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra; hoạt động thanh tra và kết luận thanh tra có nguy cơ biểu hiện thiếu khách quan, minh bạch, ràng”, TS. Tạ Thu Thủy nhấn mạnh.
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu là cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp pháp ý và thực tiễn nhằm phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra, góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, Đề tài dự kiến triển khai 3 nội dung: Một số vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động thanh tra và phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra; quy định pháp luật và thực tiễn phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra; quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả thực tiễn phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra.
Toàn cảnh buổi phê duyệt đề tài. Ảnh: TH |
Tại cuộc họp, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho rằng, vấn đề nghiên cứu là cần thiết, đã luận giải được những vấn đề cơ bản; đánh giá mức độ thành công của đề tài cần gọn hơn; xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu cần viết rõ gắn với đối tượng, giai đoạn có thể có rủi ro trong hoạt động thanh tra. Đề tài có khả năng áp dụng vào thực tiễn nếu nghiên cứu thành công.
TS. Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đề tài nên phân loại các loại rủi ro; nội dung nghiên cứu 1 cần đổi tên là những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động thanh tra; nội dung 2 đổi tên là thực trạng pháp luật và thực tiễn phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động thanh tra.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, Ban Chủ nhiệm đề tài nên cân nhắc, rà soát thêm về mục tiêu, tập trung làm rõ định nghĩa rủi ro, phân loại rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh tra; làm rõ về hoạt động thanh tra và tập trung vào hoạt động của đoàn thanh tra; rà soát nội dung 1, 2, 3 theo hướng nhận diện rủi ro, phân loại rủi ro, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và cơ chế quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra.
TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra góp ý, mục tiêu của đề tài nên là hoàn thiện pháp luật thanh tra về rủi ro trong hoạt động thanh tra, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh tra; phạm vi nghiên cứu là rủi ro trong hoạt động thanh tra từ năm 2010 đến nay.
Về nội dung nghiên cứu 1, đề tài cần nghiên cứu những nội dung sau: Khái niệm cơ bản về rủi ro, rủi ro trong hoạt động thanh tra; xác định rủi ro từ khi xây dựng kế hoạch đến khi kết thúc thanh tra; phân loại rủi ro theo mức độ xảy ra; biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh tra; kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh tra.
Nội dung 2, Ban chủ nhiệm cần nghiên cứu những vấn đề sau: thực trạng pháp luật thanh tra về rủi ro trong hoạt động thanh tra; thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh tra; đánh giá tồn tại, hạn chế, bất cập về pháp luật và hoạt động về rủi ro trong hoạt động thanh tra.
Nội dung 3, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh ra về rủi ro và đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh tra và giải pháp tổ chức thực hiện.
Kết luận tại cuộc họp, TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho rằng, các ý kiến nhận xét của các thành viên trong Hội đồng Phê duyệt đề tài là hết sức xác đáng, có ý nghĩa trong việc hoàn thiện nội dung thuyết minh. Vì vậy, đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài sửa đổi, bổ sung nội dung thuyết minh theo ý kiến Hội đồng.
Kết thúc buổi họp, trên cơ sở dự kiến các nội dung nghiên cứu và sự thống nhất với Chủ nhiệm Đề tài, Hội đồng Phê duyệt nhất trí phê duyệt thuyết minh đề tài để triển khai nghiên cứu.