Với 84,14% số phiếu đại biểu tán thành, chiều 25/11 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật tiếp công dân và Luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo Dự thảo Luật Tiếp công dân - Ảnh TTXVN.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo Dự thảo Luật Tiếp công dân - Ảnh TTXVN.
Với 84,14% số phiếu đại biểu tán thành, chiều 25/11 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật tiếp công dân và Luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Theo đó, Luật tiếp công dân gồm 9 chương, 36 điều, quy định rõ về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Về trụ sở tiếp công dân sẽ bao gồm: Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương; Trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); Trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (cấp huyện). Trong đó, Ban tiếp công dân sẽ được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức và thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở. Các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm cử đại diện tham gia thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan mình tại Trụ sở tiếp công dân. Ban tiếp công dân ở Trung ương sẽ do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập, trực tiếp quản lý. Riêng ở cấp xã việc tiếp công dân của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân sẽ được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân, đồng thời chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp phụ trách công tác tổ chức tiếp công dân ở cấp xã. Các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân và bố trí địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập bộ phận tiếp công dân hoặc bố trí công chức thuộc Thanh tra bộ làm công tác tiếp công dân. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí công chức thuộc Thanh tra sở làm công tác tiếp công dân. Các cơ quan hành chính nhà nước khác bố trí công chức, bộ phận tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của cơ quan mình. Luật cũng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc tiếp công dân. Cụ thể, Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng và cấp tương đương, Cục trưởng, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình ít nhất 01 ngày trong một tháng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 01 ngày trong một tháng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 02 ngày trong một tháng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong một tuần.