Xử lý vốn là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại (NHTM). Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều quy định pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động xử lý vốn diễn ra hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc NHTM.
Xử lý vốn là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại (NHTM). Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều quy định pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động xử lý vốn diễn ra hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc NHTM.
Những quy định pháp luật này đã xác định những nội dung cơ bản về xử lý vốn chủ sở hữu, huy động vốn và đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, một số quy định pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM còn bất cập và khó triển khai trong thực tiễn.
1. Khái niệm pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM
Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng, tái cấu trúc NHTM là việc thay đổi, điều chỉnh các yếu tố liên quan như cấu trúc chiến lược, cấu trúc sở hữu, quản trị, tài chính, hoạt động và các thành phần khác… tạo nên cấu trúc tổng thể của NHTM cho phù hợp với các quy định của Hiệp ước Basel II(1).
NHTM có ngành nghề kinh doanh rất đặc biệt là kinh doanh tiền tệ (huy động tiền gửi và cho vay tiền). Vốn của NHTM chủ yếu được thể hiện dưới dạng tiền tệ, bao gồm có vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Theo quan điểm của tác giả: Xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM là việc tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn để đảm bảo các NHTM tái cấu trúc thành công và kinh doanh đạt hiệu quả.
Xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM chủ yếu bao gồm các trường hợp: Xử lý vốn khi mua bán NHTM; xử lý vốn khi sáp nhập NHTM; xử lý vốn khi hợp nhất NHTM.
Nội dung, điều kiện, trình tự, thủ tục xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ cho các chủ thể liên quan tiến hành hoạt động này. Vì thế, pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM được hiểu là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành các hoạt động nhằm tìm ra các giải pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn để đảm bảo các NHTM tái cấu trúc thành công và kinh doanh đạt hiệu quả.
Ảnh minh họa - Internet
2. Thực trạng pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM
2.1. Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi tái cấu trúc NHTM
- Về mặt lý thuyết, tái cấu trúc NHTM là một hình thức tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. NHTM phải xác định thị phần của mình và dự tính thị phần kết hợp nếu thực hiện mua bán, sáp nhập, hợp nhất và đặc biệt chủ động tự đánh giá quy mô NHTM của mình và NHTM mục tiêu. Như vậy, yếu tố vốn chủ sở hữu cũng là yếu tố quan trọng để xem xét việc có thể tái cấu trúc NHTM hay không hoặc lựa chọn hình thức tái cấu trúc NHTM phù hợp.
- Pháp luật quy định mức vốn pháp định của NHTM là 3.000 tỷ đồng(2).
Tác giả cho rằng quy định này hoàn toàn phù hợp vì pháp luật đã xác định ngành nghề kinh doanh của các NHTM là kinh doanh có điều kiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế nên cần có quy định về vốn pháp định. NHTM phải đảm bảo sau khi tái cấu trúc vẫn đảm bảo mức vốn pháp định như vậy.
- Pháp luật xác định quyền lợi của các cổ đông trên cơ sở sự thỏa thuận. Những thương vụ sáp nhập là các bên đạt được sự thỏa thuận. Nhưng pháp luật chưa xác định giả sử có trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận về xác định giá trị cổ phần NHTM thì sẽ xử lý như thế nào? Bởi vì nếu các bên kéo dài thời gian thỏa thuận, không xử lý được vấn đề vốn chủ sở hữu thì sẽ không thể đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc NHTM. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các NHTM mà còn gây hoang mang cho người gửi tiền và tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Vì thế, trong trường hợp này cần có sự can thiệp của Nhà nước với vai trò là hướng đến bảo vệ lợi ích công cộng.
- Hiện nay, trên thực tế có nhiều nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua lại cổ phần của các NHTM. Đây cũng là một xu hướng mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc(3). Đa số quan điểm đều cho rằng ngành ngân hàng là một trong những ngành nhạy cảm với an ninh kinh tế quốc gia, vì vậy việc quy định tỷ lệ sở hữu tối đa để hạn chế quyền kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Theo Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Quá trình tái cấu trúc NHTM với hình thức chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ quy định này.
2.2. Pháp luật về huy động vốn khi tái cấu trúc NHTM
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hình thức huy động vốn của NHTM gồm: Huy động vốn bằng tiền gửi; huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá; huy động bằng vay vốn của tổ chức tín dụng khác và huy động vốn bằng vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
Hoạt động này được tiến hành cả khi NHTM không trong quá trình tái cấu trúc và cả trong quá trình tái cấu trúc. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những vấn đề pháp lý điều chỉnh những phát sinh khi huy động vốn tại thời điểm tái cấu trúc NHTM.
- Hiện nay pháp luật còn thiếu những quy định giải quyết những vấn đề phát sinh khi huy động tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá của NHTM trong quá trình tái cấu trúc. Nội dung trọng tâm của phần này là quyền lợi của người gửi tiền, người mua giấy tờ có giá của NHTM sẽ được bảo vệ như thế nào khi NHTM thực hiện tái cấu trúc và tái cấu trúc thành công. Hiện nay, pháp luật về tái cấu trúc NHTM đang để những trường hợp đó cho các NHTM tự quyết định. NHTM sau khi tái cấu trúc thành công thì đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị quyết định áp dụng chính sách với người gửi tiền. Như vậy, chắc chắn sẽ có những chính sách trước đó bị thay đổi. Trên thực tế, vì giữ uy tín, sức mạnh cạnh tranh nên các NHTM sau khi tái cấu trúc sẽ lựa chọn cách thức đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Nhưng theo quan điểm của tác giả để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính và nền kinh tế, pháp luật nên có những quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi của khách hàng sau khi tái cấu trúc. Việc quy định cụ thể, công khai như vậy cũng giúp cho quá trình tái cấu trúc diễn ra an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
- Đối với hoạt động huy động vốn bằng cách vay của các tổ chức tín dụng khác, pháp luật cũng quy định chi tiết về điều kiện, trình tự thủ tục mà NHTM được vay vốn của tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, đây là hoạt động cũng rất nhạy cảm với hệ thống NHTM bởi vì bản chất các tổ chức tín dụng cho NHTM vay tiền cũng huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Kể cả trong trường hợp các tổ chức tín dụng có vốn chủ sở hữu lớn và có thể cho NHTM đang tái cấu trúc vay vốn nhưng bản chất vẫn là tình trạng sở hữu chéo vốn giữa các tổ chức tín dụng, NHTM với nhau. Nên tác giả cho rằng, Nhà nước cần thiết phải ban hành những quy định chặt chẽ điều chỉnh hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng khác của NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc. Những nội dung mà pháp luật cần tập trung quy định gồm: Điều kiện được vay vốn; thời hạn; mức lãi suất mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc vay vốn… Những quy định này phải chặt chẽ hơn so với trường hợp NHTM vay vốn của tổ chức tín dụng trong điều kiện hoạt động bình thường.
Ngoài ra, hiện nay, pháp luật chưa làm rõ trường hợp nào NHTM phải dừng hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp nào NHTM không được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính và nền kinh tế. Những NHTM mà nguy cơ phá sản cao thì cần thiết phải áp dụng biện pháp dừng hoạt động huy động tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của tổ chức tín dụng khác trong một khoảng thời gian để chờ biện pháp xử lý, tái cấu trúc.
- Đối với hoạt động vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn với các NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc, đặc biệt đối với trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ theo hướng, thực tế có một NHTM cần thiết phải sử dụng đến công cụ này thì Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp trực tiếp xử lý tình trạng thực tế không theo dự liệu trước. Nhưng xét về lâu dài, Nhà nước cần tính toán trước những trường hợp có thể xảy ra và điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng công cụ vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước của các NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc.
2.3. Pháp luật về đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu khi tái cấu trúc NHTM
Trong NHTM, vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Với lĩnh vực hoạt động là trung gian tài chính, những hoạt động của NHTM tác động trực tiếp tới sự an toàn của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Vốn chủ sở hữu của NHTM là vốn mà các cổ đông tự có nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số vốn. Vốn huy động chiếm tỉ lệ lớn nhưng là vốn của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Vì vậy các cá nhân, tổ chức gửi tiền có thể rút vốn bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp có nhiều người cùng rút tiền trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các NHTM. Hơn nữa, những khoản nợ của NHTM rất nhiều do các cá nhân, tổ chức trong xã hội vay để tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh. Nếu những cá nhân, tổ chức vay tiền mà không thanh toán được khoản vay đó thì tỉ lệ nợ xấu của NHTM gia tăng. Chính vì vậy, pháp luật luôn đưa ra những quy định về đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM được thực hiện theo Công ước Basell III. Cụ thể, chúng ta có thể xem lộ trình thực hiện theo bảng phân tích dưới đây:
Bảng: Lộ trình thực hiện Basel III
Chỉ tiêu |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) |
3.5% |
4% |
4.5% |
4.5% |
4.5% |
4.5% |
4.5% |
Dự phòng bảo toàn vốn |
|
|
|
0.625% |
1.25% |
1.875% |
2.5% |
Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn |
3.5% |
4% |
4.5% |
5.125% |
5.76% |
6.375% |
7% |
Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn |
|
20% |
40% |
60% |
80% |
100% |
100% |
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu |
4.5% |
5.5% |
6% |
6% |
6% |
6% |
6% |
Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu |
8% |
8% |
8% |
8% |
8% |
8% |
8% |
Tổng vốn tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn |
8% |
8% |
8% |
8.625% |
9.25% |
9.875% |
10.5% |
Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không còn đủ tiêu chuẩn |
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 |
||||||
Vốn dự phòng phân theo chu kỳ |
Từ 0 – 2.5%, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia |
Trong suốt quá trình thực hiện tái cấu trúc NHTM phải tuân thủ theo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nhưng thực tế cho thấy, trong suốt quá trình tái cấu trúc NHTM, tỉ lệ an toàn vốn liên tục có sự biến động. Khi có bất cứ quyết định nào của NHTM liên quan đến quá trình tái cấu trúc (xác định giá trị cổ phần, xác định mức lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá…) đều làm thay đổi tỉ lệ an toàn vốn. Vì vậy, pháp luật đang thiếu những quy định về trường hợp này. Đó là những quy định xác định NHTM được phép rơi vào tình trạng mất an toàn vốn trong giới hạn tỉ lệ, thời gian như nào, các biện pháp mà pháp luật yêu cầu NHTM rơi vào tình trạng mất an toàn tỉ lệ vốn phải áp dụng.
Hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định về trường hợp NHTM phải chứng minh được sau khi tái cấu trúc vốn của NHTM đạt tỉ lệ an toàn như Basel III đã xác định. Pháp luật xác định rõ chỉ công nhận NHTM tái cấu trúc thành công khi đảm bảo tỉ lệ vốn an toàn. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định đối với trường hợp sau khi NHTM sáp nhập, hợp nhất, mua bán mà không đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn thì cách thức xử lý như thế nào.
3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các NHTM ở Việt Nam
Trên cơ sở những phân tích về thực trạng pháp luật xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM, đặc biệt là những phân tích về tồn tại, hạn chế trong thực trạng ấy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này như sau:
Thứ nhất, pháp luật cần quy định cụ thể hơn nữa về cách thức, phương thức xác định giá trị cổ phần khi tái cấu trúc NHTM. Những quy định này chỉ áp dụng cho các trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM (không áp dụng cho trường hợp tự tái cấu trúc của NHTM). Theo đó, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về giá trị của cổ phần. Các bên ở đây bao gồm các NHTM tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua bán. Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận mà điều đó gây cản trở tới quá trình tái cấu trúc NHTM thì Ngân hàng nhà nước sẽ cho tổ chức thẩm định độc lập để xác định giá trị cổ phần.
Pháp luật cũng cần xây dựng các tiêu chí cơ bản để xác định giá trị cổ phần của NHTM khi tái cấu trúc. Cụ thể: (1) Tính hiệu quả trong hoạt động của NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phần của NHTM đó; (2) Căn cứ vào giá trị cổ phần trước khi tái cấu trúc NHTM; (3) Căn cứ vào mối tương quan giữa cổ phần của những NHTM tham gia tái cấu trúc.
Thứ hai, pháp luật cần quy định rõ về hướng giải quyết quyền lợi cho khách hàng của những NHTM tham gia tái cấu trúc. Theo đó, đối với trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM thì lãi suất tiền gửi của người gửi tiền được xác định như sau:
(1) Mức lãi suất tiền gửi do NHTM (sau khi tái cấu trúc) và người gửi tiền tự thỏa thuận với nhau.
(2) Trường hợp không thỏa thuận được thì áp dụng theo hướng có lợi cho người gửi tiền như sau:
- Nếu là gửi tiền có kỳ hạn và vẫn đang trong kỳ hạn đó thì áp dụng mức lãi suất cao nhất mà các NHTM tham gia tái cấu trúc đang áp dụng hoặc vẫn áp dụng theo lãi suất trước khi tái cấu trúc NHTM.
- Nếu là tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng đã qua kỳ hạn gửi tiền thì việc áp dụng mức lãi suất mới của NHTM sau tái cấu trúc.
Thứ ba, Ngân hàng Trung ương cần quy định và kiểm soát mức lãi suất huy động của các NHTM trong mọi thời điểm và đặc biệt là trong thời kỳ tái cấu trúc để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường huy động vốn của NHTM và sự ổn định của nền kinh tế. Theo đó, pháp luật sẽ quy định theo hướng đưa ra một khung lãi suất huy động tiền gửi, còn việc quyết định mức cụ thể là do NHTM lựa chọn. Nhà nước hướng đến mục tiêu là lãi suất hấp dẫn chỉ là một trong những tiêu chí trong chính sách huy động vốn của NHTM.
Thứ tư, pháp luật cần quy định trong hồ sơ tái cấu trúc NHTM phải yêu cầu đưa ra các dẫn chứng chứng minh sau khi tái cấu NHTM vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Điều quan trọng là pháp luật phải xây dựng được các tiêu chí để xác định NHTM sau khi tái cấu trúc vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Theo quan điểm của tác giả, các tiêu chí đó gồm: Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông); dự phòng bảo toàn vốn; vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn; loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn; tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu; tỷ lệ tổng vốn tối thiểu; tổng vốn tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn; loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không còn đủ tiêu chuẩn; vốn dự phòng phân theo chu kỳ. Điều này phù hợp với tiêu chí mà Công ước Basel III đưa ra.
Thứ năm, pháp luật cần quy định rõ về trường hợp nào NHTM phải dừng huy động tiền gửi. Theo quan điểm của tác giả, tiêu chí quan trọng để yêu cầu NHTM dừng huy động tiền gửi là số nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. Nếu như tỉ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu quá lớn và nguy cơ NHTM không còn hoặc còn rất ít vốn chủ sở hữu khi phải thanh toán cho các khoản nợ xấu thì Ngân hàng Trung ương sẽ phải yêu cầu NHTM dừng hoạt động huy động vốn và chuẩn bị cho quá trình tái cấu trúc NHTM. Tuy nhiên, sau đó, NHTM tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể hoặc giảm được số lượng nợ xấu hoặc cả hai điều kiện trên xảy ra thì NHTM tiếp tục được huy động vốn tiền gửi. Trong trường hợp này, mọi hoạt động của NHTM (bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tăng vốn chủ sở hữu…) đặt dưới sự kiểm soát khắt khe của NHTW./.
Ths. Nguyễn Thị Hương
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chú thích:
(1) Lê Trung Thành (2017), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.68
(2) Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(3) T.S. Nguyễn Thị Gấm (2019), Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, cập nhật: 14/11/2019 07:30, https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-25235.html
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”,
2. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017),
3. Quốc hội (2020), Luật Đầu tư
4. Quốc hội (2018), Luật Cạnh tranh
5. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
7. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/04/2014 quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
8. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên, NXB Thông tin và Truyền thông
10. Lê Trung Thành (2017), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ, tr.68
11. Hồ Tuấn Vũ (2016), Thâu tóm, sáp nhập ngân hàng và lợi ích, Website: www.tuvananninh.org, cập nhật: háng Sáu 28, 2016, https://www.tuvananninh.org/thau-tom-sap-nhap-ngan-hang-va-loi-ich/
12. T.S. Nguyễn Thị Gấm (2019), Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, cập nhật: 14/11/2019 07:30, https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-25235.html
13. Chính phủ (2014), Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
14. Chính phủ (2016), Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Xử lý vốn là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại (NHTM). Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều quy định pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động xử lý vốn diễn ra hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc NHTM.
Những quy định pháp luật này đã xác định những nội dung cơ bản về xử lý vốn chủ sở hữu, huy động vốn và đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, một số quy định pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM còn bất cập và khó triển khai trong thực tiễn.
1. Khái niệm pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM
Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng, tái cấu trúc NHTM là việc thay đổi, điều chỉnh các yếu tố liên quan như cấu trúc chiến lược, cấu trúc sở hữu, quản trị, tài chính, hoạt động và các thành phần khác… tạo nên cấu trúc tổng thể của NHTM cho phù hợp với các quy định của Hiệp ước Basel II(1).
NHTM có ngành nghề kinh doanh rất đặc biệt là kinh doanh tiền tệ (huy động tiền gửi và cho vay tiền). Vốn của NHTM chủ yếu được thể hiện dưới dạng tiền tệ, bao gồm có vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Theo quan điểm của tác giả: Xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM là việc tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn để đảm bảo các NHTM tái cấu trúc thành công và kinh doanh đạt hiệu quả.
Xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM chủ yếu bao gồm các trường hợp: Xử lý vốn khi mua bán NHTM; xử lý vốn khi sáp nhập NHTM; xử lý vốn khi hợp nhất NHTM.
Nội dung, điều kiện, trình tự, thủ tục xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ cho các chủ thể liên quan tiến hành hoạt động này. Vì thế, pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM được hiểu là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành các hoạt động nhằm tìm ra các giải pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn để đảm bảo các NHTM tái cấu trúc thành công và kinh doanh đạt hiệu quả.
Ảnh minh họa - Internet
2. Thực trạng pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM
2.1. Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi tái cấu trúc NHTM
- Về mặt lý thuyết, tái cấu trúc NHTM là một hình thức tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. NHTM phải xác định thị phần của mình và dự tính thị phần kết hợp nếu thực hiện mua bán, sáp nhập, hợp nhất và đặc biệt chủ động tự đánh giá quy mô NHTM của mình và NHTM mục tiêu. Như vậy, yếu tố vốn chủ sở hữu cũng là yếu tố quan trọng để xem xét việc có thể tái cấu trúc NHTM hay không hoặc lựa chọn hình thức tái cấu trúc NHTM phù hợp.
- Pháp luật quy định mức vốn pháp định của NHTM là 3.000 tỷ đồng(2).
Tác giả cho rằng quy định này hoàn toàn phù hợp vì pháp luật đã xác định ngành nghề kinh doanh của các NHTM là kinh doanh có điều kiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế nên cần có quy định về vốn pháp định. NHTM phải đảm bảo sau khi tái cấu trúc vẫn đảm bảo mức vốn pháp định như vậy.
- Pháp luật xác định quyền lợi của các cổ đông trên cơ sở sự thỏa thuận. Những thương vụ sáp nhập là các bên đạt được sự thỏa thuận. Nhưng pháp luật chưa xác định giả sử có trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận về xác định giá trị cổ phần NHTM thì sẽ xử lý như thế nào? Bởi vì nếu các bên kéo dài thời gian thỏa thuận, không xử lý được vấn đề vốn chủ sở hữu thì sẽ không thể đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc NHTM. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các NHTM mà còn gây hoang mang cho người gửi tiền và tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Vì thế, trong trường hợp này cần có sự can thiệp của Nhà nước với vai trò là hướng đến bảo vệ lợi ích công cộng.
- Hiện nay, trên thực tế có nhiều nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua lại cổ phần của các NHTM. Đây cũng là một xu hướng mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc(3). Đa số quan điểm đều cho rằng ngành ngân hàng là một trong những ngành nhạy cảm với an ninh kinh tế quốc gia, vì vậy việc quy định tỷ lệ sở hữu tối đa để hạn chế quyền kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Theo Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Quá trình tái cấu trúc NHTM với hình thức chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ quy định này.
2.2. Pháp luật về huy động vốn khi tái cấu trúc NHTM
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hình thức huy động vốn của NHTM gồm: Huy động vốn bằng tiền gửi; huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá; huy động bằng vay vốn của tổ chức tín dụng khác và huy động vốn bằng vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
Hoạt động này được tiến hành cả khi NHTM không trong quá trình tái cấu trúc và cả trong quá trình tái cấu trúc. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những vấn đề pháp lý điều chỉnh những phát sinh khi huy động vốn tại thời điểm tái cấu trúc NHTM.
- Hiện nay pháp luật còn thiếu những quy định giải quyết những vấn đề phát sinh khi huy động tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá của NHTM trong quá trình tái cấu trúc. Nội dung trọng tâm của phần này là quyền lợi của người gửi tiền, người mua giấy tờ có giá của NHTM sẽ được bảo vệ như thế nào khi NHTM thực hiện tái cấu trúc và tái cấu trúc thành công. Hiện nay, pháp luật về tái cấu trúc NHTM đang để những trường hợp đó cho các NHTM tự quyết định. NHTM sau khi tái cấu trúc thành công thì đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị quyết định áp dụng chính sách với người gửi tiền. Như vậy, chắc chắn sẽ có những chính sách trước đó bị thay đổi. Trên thực tế, vì giữ uy tín, sức mạnh cạnh tranh nên các NHTM sau khi tái cấu trúc sẽ lựa chọn cách thức đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Nhưng theo quan điểm của tác giả để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính và nền kinh tế, pháp luật nên có những quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi của khách hàng sau khi tái cấu trúc. Việc quy định cụ thể, công khai như vậy cũng giúp cho quá trình tái cấu trúc diễn ra an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
- Đối với hoạt động huy động vốn bằng cách vay của các tổ chức tín dụng khác, pháp luật cũng quy định chi tiết về điều kiện, trình tự thủ tục mà NHTM được vay vốn của tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, đây là hoạt động cũng rất nhạy cảm với hệ thống NHTM bởi vì bản chất các tổ chức tín dụng cho NHTM vay tiền cũng huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Kể cả trong trường hợp các tổ chức tín dụng có vốn chủ sở hữu lớn và có thể cho NHTM đang tái cấu trúc vay vốn nhưng bản chất vẫn là tình trạng sở hữu chéo vốn giữa các tổ chức tín dụng, NHTM với nhau. Nên tác giả cho rằng, Nhà nước cần thiết phải ban hành những quy định chặt chẽ điều chỉnh hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng khác của NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc. Những nội dung mà pháp luật cần tập trung quy định gồm: Điều kiện được vay vốn; thời hạn; mức lãi suất mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc vay vốn… Những quy định này phải chặt chẽ hơn so với trường hợp NHTM vay vốn của tổ chức tín dụng trong điều kiện hoạt động bình thường.
Ngoài ra, hiện nay, pháp luật chưa làm rõ trường hợp nào NHTM phải dừng hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp nào NHTM không được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính và nền kinh tế. Những NHTM mà nguy cơ phá sản cao thì cần thiết phải áp dụng biện pháp dừng hoạt động huy động tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của tổ chức tín dụng khác trong một khoảng thời gian để chờ biện pháp xử lý, tái cấu trúc.
- Đối với hoạt động vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn với các NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc, đặc biệt đối với trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ theo hướng, thực tế có một NHTM cần thiết phải sử dụng đến công cụ này thì Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp trực tiếp xử lý tình trạng thực tế không theo dự liệu trước. Nhưng xét về lâu dài, Nhà nước cần tính toán trước những trường hợp có thể xảy ra và điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng công cụ vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước của các NHTM đang trong quá trình tái cấu trúc.
2.3. Pháp luật về đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu khi tái cấu trúc NHTM
Trong NHTM, vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Với lĩnh vực hoạt động là trung gian tài chính, những hoạt động của NHTM tác động trực tiếp tới sự an toàn của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Vốn chủ sở hữu của NHTM là vốn mà các cổ đông tự có nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số vốn. Vốn huy động chiếm tỉ lệ lớn nhưng là vốn của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Vì vậy các cá nhân, tổ chức gửi tiền có thể rút vốn bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp có nhiều người cùng rút tiền trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các NHTM. Hơn nữa, những khoản nợ của NHTM rất nhiều do các cá nhân, tổ chức trong xã hội vay để tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh. Nếu những cá nhân, tổ chức vay tiền mà không thanh toán được khoản vay đó thì tỉ lệ nợ xấu của NHTM gia tăng. Chính vì vậy, pháp luật luôn đưa ra những quy định về đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM được thực hiện theo Công ước Basell III. Cụ thể, chúng ta có thể xem lộ trình thực hiện theo bảng phân tích dưới đây:
Bảng: Lộ trình thực hiện Basel III
Chỉ tiêu |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) |
3.5% |
4% |
4.5% |
4.5% |
4.5% |
4.5% |
4.5% |
Dự phòng bảo toàn vốn |
|
|
|
0.625% |
1.25% |
1.875% |
2.5% |
Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn |
3.5% |
4% |
4.5% |
5.125% |
5.76% |
6.375% |
7% |
Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn |
|
20% |
40% |
60% |
80% |
100% |
100% |
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu |
4.5% |
5.5% |
6% |
6% |
6% |
6% |
6% |
Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu |
8% |
8% |
8% |
8% |
8% |
8% |
8% |
Tổng vốn tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn |
8% |
8% |
8% |
8.625% |
9.25% |
9.875% |
10.5% |
Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không còn đủ tiêu chuẩn |
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 |
||||||
Vốn dự phòng phân theo chu kỳ |
Từ 0 – 2.5%, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia |
Trong suốt quá trình thực hiện tái cấu trúc NHTM phải tuân thủ theo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nhưng thực tế cho thấy, trong suốt quá trình tái cấu trúc NHTM, tỉ lệ an toàn vốn liên tục có sự biến động. Khi có bất cứ quyết định nào của NHTM liên quan đến quá trình tái cấu trúc (xác định giá trị cổ phần, xác định mức lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá…) đều làm thay đổi tỉ lệ an toàn vốn. Vì vậy, pháp luật đang thiếu những quy định về trường hợp này. Đó là những quy định xác định NHTM được phép rơi vào tình trạng mất an toàn vốn trong giới hạn tỉ lệ, thời gian như nào, các biện pháp mà pháp luật yêu cầu NHTM rơi vào tình trạng mất an toàn tỉ lệ vốn phải áp dụng.
Hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định về trường hợp NHTM phải chứng minh được sau khi tái cấu trúc vốn của NHTM đạt tỉ lệ an toàn như Basel III đã xác định. Pháp luật xác định rõ chỉ công nhận NHTM tái cấu trúc thành công khi đảm bảo tỉ lệ vốn an toàn. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định đối với trường hợp sau khi NHTM sáp nhập, hợp nhất, mua bán mà không đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn thì cách thức xử lý như thế nào.
3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các NHTM ở Việt Nam
Trên cơ sở những phân tích về thực trạng pháp luật xử lý vốn khi tái cấu trúc NHTM, đặc biệt là những phân tích về tồn tại, hạn chế trong thực trạng ấy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này như sau:
Thứ nhất, pháp luật cần quy định cụ thể hơn nữa về cách thức, phương thức xác định giá trị cổ phần khi tái cấu trúc NHTM. Những quy định này chỉ áp dụng cho các trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM (không áp dụng cho trường hợp tự tái cấu trúc của NHTM). Theo đó, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về giá trị của cổ phần. Các bên ở đây bao gồm các NHTM tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua bán. Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận mà điều đó gây cản trở tới quá trình tái cấu trúc NHTM thì Ngân hàng nhà nước sẽ cho tổ chức thẩm định độc lập để xác định giá trị cổ phần.
Pháp luật cũng cần xây dựng các tiêu chí cơ bản để xác định giá trị cổ phần của NHTM khi tái cấu trúc. Cụ thể: (1) Tính hiệu quả trong hoạt động của NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phần của NHTM đó; (2) Căn cứ vào giá trị cổ phần trước khi tái cấu trúc NHTM; (3) Căn cứ vào mối tương quan giữa cổ phần của những NHTM tham gia tái cấu trúc.
Thứ hai, pháp luật cần quy định rõ về hướng giải quyết quyền lợi cho khách hàng của những NHTM tham gia tái cấu trúc. Theo đó, đối với trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM thì lãi suất tiền gửi của người gửi tiền được xác định như sau:
(1) Mức lãi suất tiền gửi do NHTM (sau khi tái cấu trúc) và người gửi tiền tự thỏa thuận với nhau.
(2) Trường hợp không thỏa thuận được thì áp dụng theo hướng có lợi cho người gửi tiền như sau:
- Nếu là gửi tiền có kỳ hạn và vẫn đang trong kỳ hạn đó thì áp dụng mức lãi suất cao nhất mà các NHTM tham gia tái cấu trúc đang áp dụng hoặc vẫn áp dụng theo lãi suất trước khi tái cấu trúc NHTM.
- Nếu là tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng đã qua kỳ hạn gửi tiền thì việc áp dụng mức lãi suất mới của NHTM sau tái cấu trúc.
Thứ ba, Ngân hàng Trung ương cần quy định và kiểm soát mức lãi suất huy động của các NHTM trong mọi thời điểm và đặc biệt là trong thời kỳ tái cấu trúc để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường huy động vốn của NHTM và sự ổn định của nền kinh tế. Theo đó, pháp luật sẽ quy định theo hướng đưa ra một khung lãi suất huy động tiền gửi, còn việc quyết định mức cụ thể là do NHTM lựa chọn. Nhà nước hướng đến mục tiêu là lãi suất hấp dẫn chỉ là một trong những tiêu chí trong chính sách huy động vốn của NHTM.
Thứ tư, pháp luật cần quy định trong hồ sơ tái cấu trúc NHTM phải yêu cầu đưa ra các dẫn chứng chứng minh sau khi tái cấu NHTM vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Điều quan trọng là pháp luật phải xây dựng được các tiêu chí để xác định NHTM sau khi tái cấu trúc vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Theo quan điểm của tác giả, các tiêu chí đó gồm: Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông); dự phòng bảo toàn vốn; vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn; loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn; tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu; tỷ lệ tổng vốn tối thiểu; tổng vốn tối thiểu cộng dự phòng bảo toàn vốn; loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không còn đủ tiêu chuẩn; vốn dự phòng phân theo chu kỳ. Điều này phù hợp với tiêu chí mà Công ước Basel III đưa ra.
Thứ năm, pháp luật cần quy định rõ về trường hợp nào NHTM phải dừng huy động tiền gửi. Theo quan điểm của tác giả, tiêu chí quan trọng để yêu cầu NHTM dừng huy động tiền gửi là số nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. Nếu như tỉ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu quá lớn và nguy cơ NHTM không còn hoặc còn rất ít vốn chủ sở hữu khi phải thanh toán cho các khoản nợ xấu thì Ngân hàng Trung ương sẽ phải yêu cầu NHTM dừng hoạt động huy động vốn và chuẩn bị cho quá trình tái cấu trúc NHTM. Tuy nhiên, sau đó, NHTM tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể hoặc giảm được số lượng nợ xấu hoặc cả hai điều kiện trên xảy ra thì NHTM tiếp tục được huy động vốn tiền gửi. Trong trường hợp này, mọi hoạt động của NHTM (bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tăng vốn chủ sở hữu…) đặt dưới sự kiểm soát khắt khe của NHTW./.
Ths. Nguyễn Thị Hương
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chú thích:
(1) Lê Trung Thành (2017), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.68
(2) Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(3) T.S. Nguyễn Thị Gấm (2019), Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, cập nhật: 14/11/2019 07:30, https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-25235.html
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”,
2. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017),
3. Quốc hội (2020), Luật Đầu tư
4. Quốc hội (2018), Luật Cạnh tranh
5. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
7. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/04/2014 quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
8. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên, NXB Thông tin và Truyền thông
10. Lê Trung Thành (2017), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ, tr.68
11. Hồ Tuấn Vũ (2016), Thâu tóm, sáp nhập ngân hàng và lợi ích, Website: www.tuvananninh.org, cập nhật: háng Sáu 28, 2016, https://www.tuvananninh.org/thau-tom-sap-nhap-ngan-hang-va-loi-ich/
12. T.S. Nguyễn Thị Gấm (2019), Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, cập nhật: 14/11/2019 07:30, https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-25235.html
13. Chính phủ (2014), Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
14. Chính phủ (2016), Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.