(ThanhtraHatinh) - Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998, đã quy định cụ thể: hòa giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của của tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác, phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích hoạt đông hòa giải, các hình thức hòa giải ở cộng đồng dân cư (Điều 2). Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
Ban công an xã và thành viên tổ hòa giải tiếp xúc giải quyết vụ việc tại cơ sở.
Như vậy có thể thấy hình thức hòa giải ở cơ sở là hết sức đa đạng, hoặc có thể được thực hiện thông qua hoạt động của hòa giải cơ sở, hoặc bằng sự tham gia của các tổ chức xã hội, quần chúng ở khu dân cư như: Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam,Hội Nông dân. Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thannh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Ban thanh tra nhân dân.. và tất cả các hình thưc hòa giải ở cơ sở khác nhau đều có thể được nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích thức hiện nhằm đảm bảo phát huy tối đa ưu thế và hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở, đã góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân,phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ vững trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên qua kiểm tra cho thấy hiện nay ở hầu hết các địa phương, việc hòa giải ở cơ sở phần lớn do các đoàn thể hay các tổ chức quần chúng như: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Ban thanh tra nhân dân tiến hành, trong khi các tổ hòa giải - một hình thức tổ hòa giải chuyên trách của nhân dân ở cơ sở chưa được chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển. Do vậy dưới góc độ tính hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở nói chung có những vấn cần phải đặt ra để tăng cường chỉ đạo đó là:
Thư nhất: cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban nhân dân, cơ quan Tư pháp các cấp mà trước hết là UBND cấp xã cần cần có sự quan tâm đúng mức đến việc xây dựng củng cố phát triển mô hình tổ hòa giải ở thôn, xóm, bản ấp, tổ dân phố và các cum dân cư khác, bởi vì việc thiết lập và đưa vào hoạt động của thể chế này trong vai trò là một tổ chức tự quản của nhân dân hoạt động có tính chất “chuyên môn” sẽ góp phần to lớn vào việc tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.
Sự quan tâm này không chỉ giới hạn ở việc khuyến khích thúc đẩy thành lập các tổ hòa giải mà còn bao gồm cả việc tạo điều kiện hỗ trợ nhiều mặt (như: kinh phí hoạt động, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ...) để tổ hòa giải hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải, thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội các đoàn thể quần chúng các cấp nhất là cấp cơ sở cũng phát huy vai trò của mình, phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc xây dựng, củng cố tổ hòa giải cũng như giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải cơ sở.
Thông qua các tổ hòa giải ở cơ sở, mỗi năm hàng trăm nghìn tranh chấp nhỏ đã được hòa giải.
Thứ hai: hoạt động hòa giải ở cơ sở dù được tiến hành bởi các tổ hòa giải hay thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng thì đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong đó có quy định về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đặc biệt là đối với tranh chấp, vụ việc do các tổ chức, đoàn thể quần chúng như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi...hòa giải, càng phải coi trọng thực hiện tốt các quy định về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở nhất là các quy định về phạm vi hòa giải, nguyên tắc hòa giải, tiêu chuẫn của người tiến hành hòa giải.... chỉ có như vậy việc hòa giải của các tổ chức quần chúng, củng như hoạt động hòa giải ở cơ sở nói chung mới có giá trị pháp lý, được thừa nhận và đạt hiệu quả cao trong thực tế.
Xét ở khía cạnh cụ thể, đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sơ cần lưu ý một số điểm như sau:
- Cần chý ý khâu lựa chọn người tiến hành hòa giải để đảm bảo cho việc hòa giải được tiến hành một cách khách quan vô tư và đạt hiệu quả. Tùy từng tranh chấp đất đai cụ thể mà có sự lựa chọn thích hợp song trước hết người được lựa chọn để tiến hành hòa giải phải đáp ứng và thực hiện tốt các yêu cầu cần sau: có phẩm chất, đạo đực tốt và có uy tín trong nhân dân; nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai; có kỷ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, vận động người dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật. Ngoài ra, người tiến hành hòa giải còn phải là người không có liên quan đến vụ việc hòa giải hoặc những lý do cá nhân ảnh hưởng đến tính khách quan và hiệu quả của việc hòa giải.
- Về mặt phương pháp người tiến hành hòa giải phải có quan điểm khách quan, toàn diện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát vụ việc trong qúa trình hòa giải. Phải nghiên cứu kỹ và nắm vững bản chất sự việc củng như tâm tư, tình cảm, nguyên vọng của các bên tranh chấp, xác định chính xác nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, để trên cơ sở đó kết hợp với việc tham khảo ý kiến của cá nhân, tổ chức hữu quan, giải thích, phân tích thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận chấm dứt tranh chấp phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội.
Nhiệm vụ đặt ra đối với người tiến hành hòa giải là rất nặng nề, do đó đòi hỏi họ không những phải có sự nhiệt tình trong công việc, thái độ tôn trọng cầu thị,biết lắng nghe ý kiến các bên tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan, mà còn có sự linh hoạt,nhạy cảm nhất định để sử dụng những phương pháp cụ thể, vừa giúp các bên tranh chấp đất đai tìm ra được một phương án xử lý vụ việc khả thi và triệt để, vừa góp phần giữ gìn đoàn kết trọng nội bộ nhân dân./.